Cơ sở sản xuất kinh doanh rất nhiều loại ngành nghề khác nhau và có thể được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập cơ sở sản xuất, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất dưới hình thức hộ kinh doanh

Đối với những cá nhân nhỏ lẻ, không có nhiều vốn thì nên lựa chọn thành lập cơ sở sản xuất dưới hình thức hộ kinh doanh. Thủ tục thành lập bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT); 
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình; 
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 

Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất

Thủ tục thành lập cơ sở sản xuất

 

Thủ tục thành lập dưới hình thức doanh nghiệp

Trường hợp cá nhân, tổ chức muốn thành lập cơ sở sản xuất quy mô lớn, mở rộng phạm vi kinh doanh ở nhiều địa phương thì có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp có thể thành lập gồm: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Để thành lập cơ sở sản xuất dưới hình thức doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-1 đến phụ lục I-5, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT); 
  • Điều lệ công ty; 
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức; 
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật và một số giấy tờ khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả:

Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. 

Lưu ý, cơ sở sản xuất phải đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật về ngành nghề sản xuất của mình. Ví dụ, nếu cơ sở sản xuất liên quan đến thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,…

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn thuê văn phòng làm trụ sở kinh doanh thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây chúng tôi chuyên cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, chất lượng đảm bảo, đa dạng hình thức cho thuê  như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ. Bạn có thể lựa chọn hình thức thuê văn phòng phù hợp với nhu cầu của mình và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về thủ tục thành lập cơ sở sản xuất. Trường hợp bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được tư vấn trực tiếp:

STARTUP HOUSE

Email: phu.ngo@startuphouse.vn