Trong công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền lực cao nhất. Để hiểu về quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông phổ thông, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Theo quy định tại Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014, các cơ quan có thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông gồm:
- Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
- Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp;
- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.
- Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 114 có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.
Cổ đông phổ thông có quyền triệu tập họp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
- Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
- Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
- Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
- Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
- Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;
- Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.
Ngoài ra, Startup House chúng tôi không chỉ hỗ trợ tư vấn pháp lý mà còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng. Tại đây, chúng tôi cung cấp các hình thức cho thuê văn phòng hiện đại, tiện nghi như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn đảm bảo khách hàng nhận được chất lượng dịch vụ tốt nhất và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông phổ thông. Để được hỗ trợ giải đáp thêm các thắc mắc pháp lý liên quan hoặc tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn