Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thì nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được nâng cao. Mọi người đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, tích cực bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để bồi bổ cơ thể, tăng cao sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật. Một trong những giải pháp mà người tiêu dùng tìm đến là thực phẩm chức năng. Và việc kinh doanh thực phẩm chức năng cũng là một lựa chọn được nhiều sự quan tâm từ các chủ thể kinh doanh.
Điều kiện đảm bảo an toàn với thực phẩm chức năng
Căn cứ quy định tại khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng được hiểu là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. Do đó, khi thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng cần đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Đáp ứng các Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; Quy định về bảo quản thực phẩm.
- Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động (Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải có đủ các điều kiện (i) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm (bao gồm các điều kiện về nhân sự, địa điểm, diện tích, trang thiết bị,…) và (ii) có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, khi kinh doanh thực phẩm chức năng thì thực phẩm chức năng đó phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh mà bạn muốn tìm kiếm địa điểm kinh doanh cho công ty thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, hình thức cho thuê đa dạng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được văn phòng vị trí thuận lợi và chi phí tiết kiệm.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn