Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, Nhà nước ta tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực tại thị trường Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện gia nhập thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vì một số lý do nhất định mà pháp luật nước ta sẽ đặt ra các quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường

Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Theo đó, cho đến thời điểm hiện tại Chính phủ vẫn chưa ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường để hướng dẫn cho Điều 9 Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. 

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến việc ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư với Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường (15 ngành nghề) và  ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện (51 ngành nghề). Trong đó, Danh mục ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường, gồm các ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về đầu tư không cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh; các ngành, nghề có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; và các ngành, nghề độc quyền nhà nước. Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện gồm những ngành, nghề mà điều ước quốc tế về đầu tư và pháp luật Việt Nam có quy định phân biệt đối xử về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

 Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

 Khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2020 có quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề thuộc Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nội dung cụ thể và chi tiết của từng điều kiện sẽ được Chính phủ quy định chi thiết thông qua các Nghị định và Các cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ ban hành các Thông tư hướng dẫn.

Ngoài ra, nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh mà bạn muốn tìm kiếm trụ sở kinh doanh để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, hình thức cho thuê đa dạng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được văn phòng vị trí thuận lợi và chi phí tiết kiệm.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư Việt Nam. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất:

STARTUP HOUSE

Email: phu.ngo@startuphouse.vn