Để hạn chế việc các doanh nghiệp bắt tay nhau gây ra thiệt hại cho thị trường, cho các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng lĩnh vực và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng nên pháp luật đặt ra quy định cấm đối với một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vì các mục đích khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện cho thị trường Việt Nam phát triển, pháp luật cạnh tranh đặt ra chế định miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật. 

Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật Cạnh tranh được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
  • Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
  • Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
  • Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.

Các thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ 

Để được hưởng miễn trừ thì doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Theo đó, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:

(i) Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

(ii) Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;

(iii) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;

(iv) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

(v) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Cạnh tranh kèm theo chứng cứ để chứng minh;

(vi) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).

Cần lưu ý rằng tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.

Ngoài ra, nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh mà bạn muốn tìm kiếm trụ sở kinh doanh cho công ty thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, hình thức cho thuê đa dạng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được văn phòng vị trí thuận lợi và chi phí tiết kiệm.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các quy định pháp luật cạnh tranh. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất:

STARTUP HOUSE

Email: phu.ngo@startuphouse.vn