Vì một số lý do khiến công ty phải thay đổi cơ cấu, khi đó sẽ ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Vậy doanh nghiệp sẽ có những nghĩa vụ gì khi chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động khi thay đổi cơ cấu doanh nghiệp?
Trường hợp thay đổi cơ cấu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao động 2019, những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Cụ thể, phương án sử dụng lao động được quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2019 như sau:
Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
- Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt HĐLĐ khi thay đổi cơ cấu doanh nghiệp
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động 2019 như sau:
- NLĐ đủ điều kiện sẽ được nhận mức trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.
Cụ thể: Mức trợ cấp mất việc làm = (bằng) Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x (nhân) Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp.
Lưu ý: NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm nhưng thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp ít hơn 24 tháng thì NSDLĐ phải trả ít nhất 2 tháng tiền lương cho NLĐ.
Trong đó, điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về cách xác định thời gian làm việc và tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm như sau:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp: thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
- Thời gian làm việc tính trợ cấp = (bằng) Tổng thời gian làm việc thực tế – (trừ) Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – (trừ) Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
- Tiền lương tháng tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi NLĐ mất việc làm.
Ngoài tư vấn pháp luật, Startup House chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Chúng tôi luôn đảm bảo văn phòng đầy đủ tiện
nghi cần thiết, giá cả hợp lý đảm bảo khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi
chấm dứt hợp đồng lao động khi thay đổi cơ cấu. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn được tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn