Nhãn hiệu để được bảo hộ phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu chưa dấu hiệu giống với tên của giống cây trồng thì có được bảo hộ hay không? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu chứa dấu hiệu giống với tên của giống cây trồng
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để được bảo hộ thì nhãn hiệu của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật và chưa ai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu bị coi là trùng không được bảo hộ chứa những dấu hiệu như trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;….
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ;…
Theo đó, không có quy định pháp luật liên quan đến việc nhãn hiệu giống với tên giống cây trồng không được bảo hộ. Chỉ cần nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện của pháp luật về tính nhận dạng và khả năng phân biệt, không trùng hoặc gây nhầm lẫn và chưa ai đăng ký thì nhãn hiệu đó vẫn được bảo hộ.
Điều kiện bảo hộ giống cây trồng
Theo quy định tại Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Khi đặt tên cho giống cây trồng, pháp luật quy định tên của giống cây trồng đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự. Đồng thời, tên của giống cây trồng không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
Tại Startup House, ngoài hỗ trợ tư vấn pháp lý, chúng tôi còn có dịch vụ cho thuê văn phòng uy tín và chất lượng. Chúng tôi chuyên cung cấp văn phòng cho thuê với nhiều hình thức thuê phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Văn phòng tại Startup House luôn đảm bảo đầy đủ tiện nghi, tiện lợi và giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Như vậy nhãn hiệu chứa dấu hiệu giống với tên của giống cây trồng vẫn được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật. Nếu bạn còn có thắc mắc cần giải đáp hoặc sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn