Logo của doanh nghiệp là một trong những thứ quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều hình thức xâm phạm logo thương hiệu của doanh nghiệp như là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, vi phạm bản quyền logo, cạnh tranh không lành mạnh,…
Xác định hành vi vi phạm bản quyền logo
Để xét một hành vi có vi phạm quyền tác giả của logo doanh nghiệp hay không, cần phải xem xét dựa trên các căn cứ được hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Cụ thể, “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”
Như vậy, khi muốn xác định xem một hành vi đang được thực hiện có là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không phải xét đến từng yếu tố cụ thể. Cần lưu ý, chỉ có các đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định.

Vi phạm bản quyền logo của doanh nghiệp là gì?
Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo của doanh nghiệp
Để được cấp văn bằng bảo hộ bản quyền logo trước hết doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ như sau:
- Tờ khai đăng ký bản quyền logo theo mẫu quy định;
- 02 bản sao mẫu thiết kế logo;
- Giấy uỷ quyền cho đơn vị đại diện (nếu có);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền logo trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả ở Hà Nội hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh tùy vào vị trí địa lý thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nộp thông qua một tổ chức đại diện như đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc văn phòng luật sư.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền logo cho doanh nghiệp theo nội dung mà doanh nghiệp đã kê khai (theo Điều 52 Luật SHTT). Trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả sẽ gửi công văn trình bày rõ lý do từ chối.
Ngoài ra, nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh mà bạn muốn tìm kiếm trụ sở kinh doanh cho công ty thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, hình thức cho thuê đa dạng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được văn phòng vị trí thuận lợi và chi phí tiết kiệm.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các quy định pháp luật về nhãn hiệu. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: [email protected]