Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó, các chủ thể kinh doanh thường lựa chọn việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp để được pháp luật bảo hộ một cách tối ưu. Vậy khi thực hiện việc đăng ký, yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là như thế nào?

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu chung về tài liệu đơn quy định tại điểm 7 và điểm 10.1 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và các yêu cầu cụ thể sau:

Thứ nhất, đơn phải bảo đảm tính thống nhất quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ. Mỗi đơn chỉ được yêu cầu đăng ký một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ.

Thứ hai, trường hợp có cơ sở (thông tin, chứng cứ) để nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn trong thời hạn 01 tháng, phải nộp các tài liệu nhằm xác minh các thông tin đó, có thể là các tài liệu sau đây:

  • Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn:

(i) Giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(ii) Thoả thuận, thư xác nhận người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu và không phản đối việc đăng ký nhãn hiệu của người tiến hành hoạt động thương mại sản phẩm của người sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(iii) Quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức xác nhận chức năng, thẩm quyền quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chất lượng, nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(iv) Thoả thuận, giấy đăng ký kinh doanh, tài liệu liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu của các đồng chủ sở hữu theo quy định tại khoản 5 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(v) Tài liệu xác nhận người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký nhãn hiệu từ người khác theo quy định tại khoản 6 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(vi) Thoả thuận, thư đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu của người đại diện, đại lý theo quy định tại khoản 7 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 6septies của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

  • Tài liệu chứng minh tư cách đại diện của chủ đơn: giấy uỷ quyền gốc của người nộp đơn; giấy tờ xác nhận đại diện của chủ đơn là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký nhãn hiệu hoặc là người được người đó uỷ quyền; giấy tờ xác nhận người được uỷ quyền của người nộp đơn đáp ứng các yêu cầu để đứng tên đại diện của chủ đơn theo quy định tại điểm 3 của Thông tư này.
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt đối với:

(i) Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế hoặc dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(ii) Tên nhân vật, hình tượng của tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả đã được biết đến rộng rãi hoặc tên thương mại, chỉ dẫn thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặc trưng của một loại sản phẩm nhất định có khả năng gây nhầm lẫn theo quy định tại khoản 5 Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(iii) Dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của người khác theo quy định tại điểm n khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ;

  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
  • Thông tin cần thiết để làm rõ hoặc khẳng định các nội dung nêu trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc trong các tài liệu đơn khác.
  • Tài liệu khác thích hợp để làm rõ tính xác thực của thông tin trong đơn.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

Yêu cầu đối với mẫu nhãn hiệu

Ngoài mẫu nhãn hiệu được gắn trên Tờ khai, đơn phải kèm theo 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

Thứ hai, đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;

Thứ ba, đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

Ngoài ra, nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh mà bạn muốn tìm kiếm trụ sở kinh doanh cho công ty thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, hình thức cho thuê đa dạng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được văn phòng vị trí thuận lợi và chi phí tiết kiệm.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các quy định pháp luật về  nhãn hiệu. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tham khảo dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất:

STARTUP HOUSE

Email: phu.ngo@startuphouse.vn