Tên doanh nghiệp là thành phần không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, là dấu hiệu giúp khách hàng nhận biết các doanh nghiệp khác nhau. Vậy quy định của pháp luật liên quan đến đặt tên doanh nghiệp như thế nào? Tên doanh nghiệp có được đặt trùng với tên nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Phân biệt tên doanh nghiệp và nhãn hiệu
Về tên doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, theo đó tên doanh nghiệp được đăng ký khi doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ thành lập doanh nghiệp với Phòng đăng ký kinh doanh. Khi đặt tên doanh nghiệp phải có đầy đủ hai thành phần là Tên loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Đồng thời tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Về nhãn hiệu, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu mà cá nhân, tổ chức sử dụng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình so với các cá nhân, tổ chức là khác nhau. Nhãn hiệu của doanh nghiệp được bảo hộ khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể chỉ gồm chữ, hoặc bao gồm vừa chữ vừa hình.
Theo đó, tên doanh nghiệp và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau, một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình nhưng chỉ có một tên doanh nghiệp duy nhất đã đăng ký với Sở kế hoạch và Đầu tư. Tên doanh nghiệp là cơ sở để Phòng đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế quản lý doanh nghiệp.
Những lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp
Pháp luật quy định tên doanh nghiệp phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định, trong đó tên doanh nghiệp phải lưu ý không được đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên doanh nghiệp cũng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Luật Doanh nghiệp còn quy định không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.
Theo đó, tên doanh nghiệp không được đặt trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Điều này nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu đã đăng ký và tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng. Do đó, trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp nên tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Doanh nghiệp nên tham khảo kỹ các quy định của pháp luật để việc đặt tên doanh nghiệp sao cho chính xác. Đồng thời, với các thay đổi liên quan đến trụ sở thì doanh nghiệp cũng cần phải nắm rõ quy trình, thủ tục thực hiện thay đổi đó. Khi sử dụng các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ của Startup House, doanh nghiệp không chỉ có nhiều lựa chọn hơn để thuê được văn phòng phù hợp mà còn được chúng tôi hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết.
Như vậy, tên doanh nghiệp không được đặt trùng với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ và tên doanh nghiệp cũng phải thỏa một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Nếu bạn muốn được tư vấn trực tiếp các vấn đề liên quan đến thuê văn phòng có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn