Hiện nay, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng hơn. Những doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường có câu hỏi chúng là nhãn hiệu không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì có được bảo hộ tại Việt Nam hay không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé!
Nhãn hiệu không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam là nhãn hiệu nổi tiếng
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ tại Việt Nam. Theo đó, để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam thì nhãn hiệu đó phải được đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhãn hiệu không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng vẫn được bảo hộ.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Theo đó, đối với các nhãn hiệu khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật Việt Nam thì việc nhãn hiệu đó được bảo hộ tự động và không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Như vậy, pháp luật Việt Nam chỉ đưa ra các tiêu chí đơn thuần để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, không có quy trình cụ thể để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ mới công bố một số nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam như: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike, Petrolimex, Phạm và Liên Danh. Cho nên các thương hiệu nổi tiếng khi đầu tư vào Việt Nam vẫn cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình để tránh trường hợp xảy ra xâm phạm.
Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ quốc tế
Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ quốc tế, trong đó có bao gồm Việt Nam thì nhãn hiệu đó sẽ không cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng vẫn được bảo hộ tại Việt Nam. Cụ thể, nhãn hiệu đó đăng ký quốc tế bằng việc nộp đơn qua hệ thống Madrid tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Việt Nam hiện nay đã là thành viên của Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid. Nếu nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức cũng thuộc Nghị định thư hoặc Thỏa ước Madrid thì họ có quyền lựa chọn quốc gia bảo hộ là Việt Nam. Theo đó, nhãn hiệu đã được bảo hộ quốc tế nên khi vào thị trường Việt Nam sẽ không cần phải đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nữa.
Ngoài việc nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt thì doanh nghiệp cũng nên lựa chọn cho mình trụ sở phù hợp. Tại Startup House, doanh nghiệp sẽ được lựa chọn các loại hình cho thuê văn phòng mới nhất hiện nay như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Khi sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House bạn sẽ được tư vấn hình thức thuê phù hợp nhất với chi phí hợp lý và đầy đủ tiện nghi.
Như vậy, nhãn hiệu không cần đăng ký bảo hộ vẫn được bảo hộ tại Việt Nam nếu thuộc một trong hai trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu đăng ký quốc tế lựa chọn Việt Nam để bảo hộ. Trường hợp bạn cần hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan hoặc muốn thuê văn phòng thì hãy liên hệ với Startup House qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn