Nhãn hiệu thương hiệu luôn là đối tượng nhận diện thương hiệu tối ưu nhất khi hoạt động kinh doanh, thương mại trên thị trường trong và ngoài nước. Giá trị nhãn hiệu của thương hiệu chỉ đơn thuần là bộ nhận diện thương hiệu mà còn có thể dùng để khai thác thương mại, mở rộng và phát triển kinh doanh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu thương hiệu của mình?
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thương hiệu
Nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác.
Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu
Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của thương hiệu
Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với đối tượng nhãn hiệu yêu cầu các giấy tờ sau:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Có dán mẫu nhãn hiệu
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng nhãn hiệu
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Chủ sở hữu nhãn hiệu thương hiệu có quyền gì?
Chủ sở hữu nhãn hiệu thương hiệu sẽ hưởng độc quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thành công. Cụ thể:
Quyền độc quyền sử dụng, khai thác nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu sẽ bảo hộ nội dung mà nhãn hiệu thể hiện ở các lĩnh vực sử dụng hàng hóa, dịch vụ cụ thể mà bạn đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bạn sẽ có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu của thương hiệu này của mình ở các lĩnh vực đã đăng ký, bằng bất kỳ cách thức nào.
Ngoài ra, bạn toàn quyền có thể quyết định cấp quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho chủ thể khác để thu lợi nhuận và phát triển thương hiệu, tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của mình
Quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu
Khi đăng ký nhãn hiệu thành công, bạn có thể chủ động ngăn chặn việc sử dụng những nhãn hiệu hàng gây tương tự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và công chúng. Cũng như phản đối bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của mình cho các hàng hoá trùng/ tương tự hoặc cùng kênh tiêu thụ để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn. Ngoài ra, bạn cũng được quyền áp dụng các biện pháp tự bảo hộ nhãn hiệu mà pháp luật quy định như áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hoạt động cấp quyền sử dụng nhãn hiệu thương hiệu
Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu là hoạt động thương mại phổ biến nhất để khai thác giá trị thương hiệu. Chính xác hơn, hoạt động này được hướng dẫn tại Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:
“1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
2. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).”.
Trên đây là những quyền, lợi ích mà bạn nhận được khi đăng ký sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu thương hiệu. Để hiểu rõ hơn từng đặc điểm của loại quyền này, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi được chia sẻ trên trang https://startuphouse.vn hoặc trực tiếp trao đổi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn