Hội đồng thành viên và Đại hội đồng cổ đông là những chủ thể có quyền đưa ra các nghị quyết để tổ chức, quản lý công ty. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết theo quy định của pháp luật hiện hành nhé!
Quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2014, Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên có các quyền như: Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;…
Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi tại nghị quyết đó.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm d, khoản 8, Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty. Trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 10% thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên vẫn có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết.
Trong trường hợp thành viên, nhóm thành viên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết đã được thông qua thì nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài có hiệu lực thi hành.
Quyền yêu cầu của cổ đông
Theo quy định tại Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2014, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
- Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định;
- Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thì các nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi Tòa án, Trọng tài có quyết định khác, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Startup House không chỉ hỗ trợ dịch vụ pháp lý mà còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng có uy tín và chất lượng trên thị trường. Tại đây chúng tôi cho thuê các loại hình văn phòng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Văn phòng của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, đầy đủ tiện nghi và chi phí hợp lý.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi liên quan đến quy định về quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Trường hợp bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua địa chỉ sau để được hỗ trợ tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn