Ngày nay vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng hơn. Vậy việc bảo vệ bí mật kinh doanh trong hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Bí mật kinh doanh
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Để được xem là bí mật kinh doanh thì thông tin đó phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Thông thường, bí mật kinh doanh có thể mang lại một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nếu để lộ bí mật kinh doanh có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và vị thế của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình, đặc biệt là trong hoạt động nhượng quyền.
Bảo hộ bí mật kinh doanh trong hoạt động nhượng quyền
Hoạt động nhượng quyền của tổ chức, cá nhân tuân thủ theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP). Theo quy định tại khoản 4 Điều 289 Luật Thương mại 2005 có quy định nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền là giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt.
Theo đó, pháp luật có quy định việc bên nhận quyền phải bảo vệ bí mật kinh doanh của bên nhượng quyền. Ngoài ra, trong hợp đồng nhượng quyền các bên sẽ thỏa thuận cụ thể việc bảo hộ bí mật kinh doanh như thế nào. Trường hợp bên nhận quyền tiết lộ bí mật kinh doanh thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào. Ví dụ trong hợp đồng nhượng quyền ghi rõ nội dung về việc nghiêm cấm bên nhận quyền chuyển giao, công bố bất kỳ thông tin, tài liệu, hay bài viết nào có liên quan đến hệ thống nhượng quyền khi chưa có sự kiểm duyệt của bên nhượng quyền.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm tới dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy tham khảo văn phòng tại Startup House chúng tôi. Tại đây, chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Đồng thời, chúng tôi luôn đảm bảo đem đến văn phòng chất lượng, đầy đủ tiện nghi và chi phí hợp lý đến cho khách hàng.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bảo vệ bí mật kinh doanh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Nếu bạn cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý hay dịch vụ cho thuê văn phòng, bạn hãy liên hệ với Startup House chúng tôi để được tư vấn cụ thể:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn