Doanh nghiệp mới thành lập sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong giai đoạn đầu, không chỉ về vấn đề kinh doanh mà còn liên quan đến các thủ tục pháp lý, đặc biệt là thuế. Để tránh gặp phải những rủi ro liên quan tới thuế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các hành vi vi phạm về thuế thường gặp ở doanh nghiệp mới thành lập qua bài viết sau:
Các loại thuế doanh nghiệp thường phải nộp sau khi thành lập
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục đăng kí thành lập, được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh, Mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục liên quan đến cơ quan thuế.
Cụ thể, trước tiên doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số để kê khai và nộp thuế môn bài. Sau đó là thực hiện hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế sau:
– Thuế môn bài: là thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hằng năm, mức phí thuế dựa vào mức vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký. Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng /1 năm.
+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng /1 năm.
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/1 năm.
– Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT): Doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất sẽ phát sinh các hoạt động mua nguyên vật liệu, sản phẩm và bán ra thị trường để có lợi nhuận., khi đó sẽ phát sinh thuế GTGT. Doanh nghiệp lựa chọn một trong hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN): là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Thường thuế TNDN sẽ phải đóng khi kết thúc năm tài chính, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Các hành vi vi phạm về thuế thường gặp
Có thể thấy rằng, doanh nghiệp ngay khi thành lập xong thì thủ tục liên quan đến thuế đầu tiên là nộp thuế môn bài. Doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ Thông tư 130/2016/TT-BTC thì hành vi chậm nộp tờ khai nộp lệ phí thuế môn bài và Tiền lệ phí môn bài sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 5.000.000 đồng, nếu chậm trong vòng 1-5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ thì chỉ bị phạt cảnh cáo.
Đối với các loại thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN sẽ phát sinh sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và đến thời hạn nộp, thường là hết quý hoặc hết năm tài chính. Nếu doanh nghiệp chậm nộp tờ khai nộp thuế GTGT, TNDN và TNCN thì sẽ bị cơ quan quản lý xử phạt. Mức phạt sẽ dựa trên số ngày bị chậm nộp và số tiền thuế chậm nộp.
Theo đó, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các thủ tục liên quan đến thuế và kế toán tài chính trong công ty mình để tránh các rủi ro bị cơ quan thuế xử phạt. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên lưu ý đến trụ sở doanh nghiệp của mình. Nếu có thay đổi trụ sở doanh nghiệp làm thay đổi cơ quan quản lý thuế thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ chuyển thuế tới cơ quan quản lý thuế mới. Tại Startup House, doanh nghiệp không chỉ được tư vấn lựa chọn thuê văn phòng phù hợp mà sẽ được hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết liên quan đến trụ sở. Doanh nghiệp sẽ được tự do lựa chọn các loại hình thức thuê văn phòng như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ đến thuê văn phòng họp theo giờ để có được văn phòng phù hợp nhất với nhu cầu của minh.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi các hành vi vi phạm thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp liên quan đến thủ tục thuế hay cho thuê văn phòng, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn