Hiện nay có rất nhiều đối tượng xấu thực hiện hành vi sao chép, giả mạo nhãn hiệu để lừa dối khách hàng, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện những cách thức bảo vệ nhãn hiệu của mình trước những hành vi bị xâm phạm.
Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Cách thức bảo vệ nhãn hiệu khi bị xâm phạm
Khi nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thì chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình và bảo hộ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm. Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tự bảo vệ nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu như sau:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu thuê văn phòng đầy đủ tiện nghi và ở vị trí thuận lợi hơn, hãy liên hệ ngay với Startup House. Tại đây chúng tôi cung cấp các văn phòng với chất lượng tốt nhất, hình thức thuê đa dạng như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn để tìm được văn phòng ưng ý nhất và sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách thức bảo vệ nhãn hiệu khi bị xâm phạm. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc sử có nhu cầu thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House để được tư vấn trực tiếp. Thông tin liên hệ:
STARTUP HOUSE
Email: [email protected]