Thành viên hợp danh là một trong những người đứng ra thành lập công ty hợp danh. Vậy trong những trường hợp nào sẽ chấm dứt tư cách thành viên hợp danh? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau nhé!
Thành viên hợp danh
Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp mà cá nhân được phép thành lập theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp thích hợp cho những cá nhân có sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau cùng thành lập nên công ty. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và 2 thành viên này phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Theo đó, thành viên hợp danh là những người cùng nhau tạo lập nên công ty hợp danh và phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ của công ty. Trong một công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh khi mới thành lập. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn và người này chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Vì thành viên hợp danh phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ với công ty hợp danh, nên khi muốn chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì phải tuân theo trình tự và thủ tục nhất định. Cụ thể theo quy định tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2014 tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty: Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
- Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Bị khai trừ khỏi công ty: Đối với trường hợp thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty được xác định khi họ rơi vào các trường hợp sau đây:
+ Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
+ Vi phạm quy định tại Điều 175 của Luật Doanh nghiệp;
+ Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;
+ Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
+ Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Trong thời hạn 02 năm, đối với thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
Khi doanh nghiệp cần một địa điểm mới để kinh doanh, hãy liên hệ với Startup House chúng tôi để được tư vấn về văn phòng có vị trí thuận lợi và giá cả hợp lý. Tại đây chúng tôi cung cấp đa dạng hình thức thuê như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ sẽ phù hợp với những doanh nghiệp chỉ cần nơi hội họp, đặc biệt là các startup. Sử dụng dịch vụ tại Startup House sẽ giúp bạn vừa có được văn phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng, tiện nghi, vừa tiết kiệm chi phí.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về những trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật. Trường hợp bạn có nhu cầu tư vấn về dịch vụ cho thuê văn phòng hoặc giải đáp thắc mắc liên quan, hãy gọi điện ngay cho các chuyên viên của chúng tôi qua thông tin sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn