Khi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có nhu cầu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác thì có được hay không? Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu về nhãn hiệu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết sau nhé!
Quy định chung về chuyển nhượng nhãn hiệu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Theo đó chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu cho tổ chức cá nhân khác. Khi chuyển nhượng quyền sở hữu sẽ bao gồm chuyển quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt nhãn hiệu đó cho tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời, khi chuyển nhượng nhãn hiệu thì tổ chức, cá nhân cần thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý là việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; Căn cứ chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu
Nhãn hiệu thường gắn liền với doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp và là yếu tố để khách hàng nhận diện doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, khi chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ có khả năng gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng, vì vậy pháp luật đã quy định một số điều kiện hạn chế khi chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu gồm các điều kiện sau:
- Chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Trường hợp bạn đang cần thuê văn phòng mới cho doanh nghiệp của mình thì hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi. Tại đây có rất nhiều hình thức thuê tiện nghi, tiết kiệm để bạn lựa chọn như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Văn phòng của chúng tôi luôn đảm bảo đầy đủ nội thất, chi phí thuê hợp lý, vị trí thuận lợi giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu về nhãn hiệu theo quy định của pháp luật. Nếu bạn muốn được tư vấn trực tiếp về dịch vụ cho thuê văn phòng hoặc giải đáp các thắc mắc pháp lý liên quan, hãy liên hệ với Startup House chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn