Khi doanh nghiệp thực hiện góp vốn tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục tăng vốn điều lệ nhưng chưa góp trên thực tế thì sẽ chịu hậu quả pháp lý gì?
Thời hạn góp vốn
Đối với trường hợp mới thành lập, Luật Doanh nghiệp quy định các thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể thời hạn các thành viên phải góp đủ vốn mà sẽ do điều lệ công ty quy định hoặc do các thành viên thỏa thuận với công ty. Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT trường hợp đăng ký tăng vốn điều lệ thời điểm góp vốn là thời điểm thành viên hoàn thành việc góp vốn. Theo đó, khi tăng vốn điều lệ thì các thành viên nên hoàn tất việc góp vốn trên thực tế trước khi tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hậu quả pháp lý khi chưa góp trên thực tế
Với trường hợp mới đăng ký thành lập doanh nghiệp, sau 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
- Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
- Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
- Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Khi đó, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Đối với trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ công ty, nếu phát hiện công ty đã hoàn thành xong thủ tục tăng vốn điều lệ nhưng chưa góp trên thực tế sẽ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể doanh nghiệp bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. Đồng thời doanh nghiệp phải đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp.
Ngoài ra tại Startup House còn có dịch vụ cho thuê văn phòng hiện đại và tiện nghi cho doanh nghiệp, đặc biệt là các startup. Chúng tôi cho thuê đa dạng hình thức như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Startup House luôn cam kết đem đến chất lượng văn phòng tốt nhất, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm được chi phí.
Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về hậu quả pháp lý khi đã hoàn thành xong thủ tục tăng vốn điều lệ nhưng chưa góp trên thực tế. Nếu bạn cần được tư vấn trực tiếp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng cả Startup House, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn