Trong quá trình hoạt động thì rất nhiều doanh nghiệp gặp phải vấn đề liên quan tới hợp đồng lao động. Doanh nghiệp thường đặt ra câu hỏi đó là khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, doanh nghiệp phải chịu hậu quả gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích các hậu quả doanh nghiệp phải chịu khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật qua bài viết sau đây.
Buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc
Khi doanh nghiệp gặp phải tình trạng khó khăn, muốn cắt giảm nhân sự hoặc vì lý do khách quan không cần sử dụng lao động nữa thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) nhưng phải thông báo trước 30 ngày làm việc đối với loại hợp đồng xác định thời hạn hoặc 45 ngày làm việc đối với loại hợp đồng không xác định thời hạn. Đồng thời, pháp luật quy định doanh nghiệp chỉ được chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp pháp luật cho phép và không được chấm dứt vào những thời điểm pháp luật không cho phép.
Chấm dứt HĐLĐ trái luật là việc doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật về các trường hợp được chấm dứt và thời điểm không được chấm dứt HĐLĐ. Khi đó, hậu quả đầu tiên doanh nghiệp phải đón nhận chính là việc phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết. Doanh nghiệp vừa không đạt được mục đích cắt giảm nhân viên, phải nhận họ vào làm việc lại, vừa phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Phải bồi thường thiệt hại do chấm dứt HĐLĐ trái luật
Khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật sẽ có trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì khi đó doanh nghiệp sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người lao động. Cụ thể, ngoài khoản tiền bồi thường về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp thôi việc, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Như vậy, hậu quả của việc chấm dứt HĐLĐ trái luật là rất lớn, không chỉ ảnh hưởng tới tình hình tài chính, hoạt động khác của doanh nghiệp mà còn gây mất uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng khi tiến hành ký kết cũng như chấm dứt HĐLĐ để tránh trường hợp trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên có lập quỹ dự trù chi phí liên quan đến các thủ tục pháp lý có thể xảy ra. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House. Tại đây, doanh nghiệp sẽ được lựa chọn các dịch vụ cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí, vừa có văn phòng đầy đủ tiện ích và được hỗ trợ các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp quan tâm.
Như vậy, hậu quả của việc chấm dứt HĐLĐ trái luật sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định của pháp luật để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Ngoài ra, để được hỗ trợ về các dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House và tư vấn hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn