Hoạt động trung gian thương mại đóng vai trò quan trọng để thương nhân đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Hãy cùng chúng tôi hiểu về hoạt động trung gian thương mại đại lý thương mại thông qua bài viết sau nhé!
Hoạt động trung gian thương mại là gì?
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.
Thông qua khái niệm trên có thể thấy một số đặc điểm hoạt động trung gian thương mại như sau:
- Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại do một chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao. Theo đó, bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.
- Bên trung gian thương mại phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Với mỗi hình thức trung gian thương mại, bên trung gian còn phải đáp ứng điều kiện mà pháp luật đặt ra đối với mỗi hình thức trung gian đó.
- Các quan hệ phát sinh trên cơ sở hợp đồng và tồn tại song song hai nhóm quan hệ: Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng và các hợp đồng này đều có tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận, mang tính đền bù.
Hoạt động đại lý thương mại
Theo quy định của Luật Thương mại có 4 hoạt động trung gian thương mại gồm: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. Trong đó, hoạt động đại lý thương mại thường phổ biến nhất và được quy định tại Điều 166 Luật Thương mại 2005 như sau: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”
Khi ký kết hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các bên trong hợp đồng đại lý gồm Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Trong đó, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.
Các hình thức đại lý gồm: Đại lý bao tiêu; Đại lý độc quyền; Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 168 Luật Thương mại 2005. Thông thường khi không có thỏa thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Ngoài ra, tại Startup House còn có dịch vụ cho thuê văn phòng đảm bảo chất lượng và có uy tín trên thị trường. Văn phòng cho thuê của chúng tôi luôn được trang bị đầy đủ nội thất, hình thức thuê hiện đại, tiện nghi phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Khách hàng sẽ được an tâm khi thuê văn phòng tại Startup House vì luôn được đảm bảo về chất lượng văn phòng và giá cả thuê hợp lý.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi để bạn hiểu hơn về hoạt động trung gian thương mại và đại lý thương mại. Nếu bạn còn thắc mắc pháp lý cần giải đáp hoặc có nhu cầu tư vấn về dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua thông tin liên hệ sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn