Khi doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán các khoản nợ và thực hiện nghĩa vụ của mình, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện mở thủ tục phá sản. Đây là một trong những thủ tục khá là phức tạp bởi nó ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục phá sản của doanh nghiệp.
Khi nào doanh nghiệp phá sản
Theo định nghĩa được quy định tại Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
Một là, Mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
- Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
- Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Hai là, bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản
Mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp
Bước 1: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và xem xét tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn yêu cầu theo đúng quy định pháp luật. Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi có đủ điều kiện thụ lý đơn theo Điều 39 Luật Phá sản 2014.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân xem xét doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thuộc một trong các trường hợp giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không. Trường hợp Tòa án xét thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thuộc một trong các trường hợp trên thì Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Bước 2: Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân thông báo giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn cho người tham gia thủ tục phá sản biết, Tòa án xem xét và tuyên bố doanh nghiệp phá sản ngay hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.
Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo trường hợp 2 ở trên (sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản), người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ không được hoàn lại lệ phí phá sản và tiền tạm ứng chi phí phá sản đã nộp.
Sau khi tuyên bố doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài hỗ trợ tư vấn pháp lý thì Startup House còn cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Chúng tôi cung cấp các gói thuê tiện lợi như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Bạn có thể lựa chọn cho mình văn phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình để tiết kiệm chi phí.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thủ tục phá sản của doanh nghiệp. Nếu bạn cần được hỗ trợ cụ thể về thủ tục trên hoặc trải nghiệm dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn