Bộ luật lao động mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 ban hành nhiều quy định mới, bổ sung và thay thế quy định cũ. Trong đó, BLLĐ đã quy định thêm một số nội dung mà nội quy lao động phải thêm vào.
Thêm quy định về quấy rối tình dục
Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Nội quy lao động là cơ sở để người lao động tuân thủ các nguyên tắc làm việc và cũng là cơ sở để xử lý kỷ luật người lao động.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 BLLĐ 2019 mới, nội dung của nội quy lao động bổ sung thêm 3 nội dung mới tại các điểm d, e và i. Cụ thể, điểm d Khoản 2 Điều 118 BLLĐ 2019 quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Quấy rối tình dục là hành vi bị nghiêm cấm trong lao động theo Khoản 3 Điều 8 BLLĐ 2019 và sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải được quy định tại Khoản 2 Điều 125 BLLĐ 2019. Do vậy, người lao động bắt buộc phải quy định cụ thể về phòng, chống quấy rối tình dục, trình tự, thủ tục xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc để làm cơ sở xử lý kỷ luật.
Nội dung trong nội quy phải thêm vào về chuyển người lao động
Điểm e Khoản 2 Điều 118 BLLĐ 2019 quy định thêm nội dung về trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp, công việc, vị trí,… được tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động và phải tuân thủ các quy định về thời hạn điều chuyển, tiền lương của công việc mới, thời hạn thông báo trước theo Điều 29 BLLĐ 2019. Đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo quy định tại Khoản 3 Điều 177 BLLĐ 2019.
Thêm quy định về người có thẩm quyền xử lý kỷ luật
Theo Điểm i Khoản 2 Điều 118 BLLĐ 2019, nội quy lao động phải có thêm nội dung về người có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Pháp luật không quy định cụ thể thẩm quyền xử lý kỷ luật thuộc về ai, mà người sử dụng lao động được phép chủ động tự quy định người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động trong nội quy lao động. Khi đó, người sử dụng lao động có thể quy định, phân cấp cho từng người khác nhau có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động hoặc trao cho một người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đối với cả 4 hình thức kỷ luật lao động. Điều này giúp người sử dụng lao động xử lý kỷ luật nhanh chóng, kịp thời hơn.
Ngoài ra, Startup House chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp và xu hướng của thị trường hiện nay. Văn phòng của chúng tôi cam kết đạt chất lượng cao, đầy đủ tiện nghi và chi phí hợp lý để khách hàng yên tâm thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Trên đây là những nội dung trong nội quy phải thêm vào khi BLLĐ mới có hiệu lực mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi hoặc tư vấn trực tiếp để giải đáp thêm các thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn