Trên thị trường chúng ta thường nghe đến khái niệm hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Vậy hai khái niệm trên có giống nhau không và làm thế nào để phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp?
Phân biệt theo khái niệm
Hợp nhất doanh nghiệp là khi hai hoặc một số công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất (khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014).
Sáp nhập doanh nghiệp là khi một hoặc một số công ty sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập (khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp).
Theo đó, về khái niệm có thể thấy rõ hợp nhất là việc thành lập ra một công ty mới, còn sáp nhập là công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại. Hậu quả pháp lý của hợp nhất là công ty mới được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại.
Còn đối với sáp nhập doanh nghiệp, hậu quả pháp lý xảy ra là công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Thủ tục hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
Đối với hợp nhất doanh nghiệp, sau khi các bên đã thông qua hợp đồng hợp nhất và điều lệ công ty hợp nhất, công ty hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng hợp nhất;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với sáp nhập doanh nghiệp, sau khi các bên đã thông qua hợp đồng sáp nhập và điều lệ công ty nhận sáp nhập thì phía bên công ty nhận sáp nhập thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo các quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Startup House ngoài tư vấn pháp luật còn có dịch vụ cho thuê văn phòng đảm bảo chất lượng. Văn phòng của chúng tôi luôn được trang bị đầy đủ nội thất, bên cạnh đó còn có nhiều hình thức thuê hiện đại, tiện nghi cho khách hàng như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Bạn sẽ luôn an tâm khi thuê văn phòng tại Startup House vì chúng tôi luôn đảm bảo đem đến dịch vụ tốt nhất cho bạn.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về cách phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về các khái niệm trên. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu tư vấn về dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi qua thông tin liên hệ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn