Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhóm cổ đông sở hữu tối thiểu 36% tổng số cổ phần phổ thông của một công ty quyền phủ quyết. Điều này đôi sẽ dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy quyền phủ quyết của cổ đông nắm giữ 36% là như thế nào?
Khái niệm về quyền phủ quyết
Theo quy định tại Điều 144, Luật Doanh nghiệp, quyết định của Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) được thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Đối với một số vấn đề như:
- Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
- Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
- Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
- Tổ chức lại, giải thể công ty;
- Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
Quy định này đã gián tiếp trao quyền phủ quyết nhiều vấn đề cho cổ đông sở hữu tối thiểu 36% cổ phần phổ thông của một công ty. Nếu như không có sự đồng thuận của cổ đông nắm giữ 36% cổ phần, ĐHCĐ sẽ không thể thông qua bất kỳ một quyết định nào nằm trong thẩm quyền của ĐHCĐ.
Quyền lợi về quyền phủ quyết của cổ đông nắm giữ 36%
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, với tỷ lệ sở hữu vốn trên 35% đối với công ty cổ phần thì nhóm cổ đông hoặc cổ đông đó có quyền phủ quyết đối với các quyết định đặc biệt quan trọng của công ty. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của các cổ đông nắm giữ lượng cổ phần nhỏ, yếu thế không được quyết định các vấn đề lớn của công ty. Các cổ đông nên kết hợp với nhau tạo ra nhóm cổ đông đạt được tỷ lệ sở hữu nhất định để được hưởng các quyền có theo tỷ lệ sở hữu vốn.
Tuy nhiên, khi pháp luật quy định như vậy tình cờ lại trao quyền phủ quyết rất nhiều vấn đề quan trọng cho nhóm cổ đông sở hữu 36%. Với những quyết định quan trọng như giải thể công ty hay bán tài sản có giá trị lớn, khi nhóm cổ đông sở hữu 36% không tán thành để quyết định thông qua, thì ĐHCĐ sẽ không thể thông qua bất kỳ quyết định nào. Điều này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp nếu như nhóm cổ đông đó ra quyết định vì mục đích tư lợi cá nhân mà không vì mục đích công ty, như thế thì ĐHCĐ sẽ không thể quản lý công ty theo định hướng phát triển của mình.
Đối với những quyết định liên quan đến địa điểm trụ sở thì ĐHCĐ không phải tiến hành cuộc họp để thông qua, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác. Khi đó, ĐHCĐ có thể ra quyết định phù hợp để thuê được văn phòng thuận tiện nhất. Đến với Startup House, doanh nghiệp sẽ được thuê văn phòng ở vị trí trung tâm, đầy đủ tiện nghi với nhiều hình thức thuê văn phòng khác nhau như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên ĐHCĐ có thể đưa ra quyết định có lợi nhất cho công ty của mình.Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về dịch vụ cho thuê văn phòng, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên viên tại Startup House qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn