Trong công ty cổ phần, cổ đông thiểu số là những người chiếm giữ tỷ lệ cổ phần rất nhỏ. Vì để bảo vệ quyền lợi của những cổ đông thiểu số này nên pháp luật đã quy định quyền phủ quyết của cổ đông thiểu số trong Luật Doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định pháp luật trên qua bài viết sau đây.
Quyền của cổ đông
Cổ đông là những người nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần, số lượng cổ phần nắm giữ tùy thuộc vào mức vốn mà các cổ đông bỏ ra. Trong công ty cổ phần gồm hai loại cổ phần chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Theo quy định tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 quyền cổ đông phổ thông bao gồm:
- Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
- Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
- Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp hạn chế đối với cổ đông sáng lập theo khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014;
- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
- Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
- Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
- Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Quyền phủ quyết của cổ đông thiểu số
Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì theo quy định tại Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014, nghị quyết được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành về các nội dung quan trọng như tổng số cổ phần; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; tổ chức lại, giải thể công ty. Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành.
Theo đó, cổ đông thiểu số để phủ quyết có thể thực hiện bằng cách yêu cầu Tòa án huỷ bỏ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể, Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
- Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định;
- Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thì các nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi Tòa án, Trọng tài có quyết định khác, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu tìm văn phòng mới cho doanh nghiệp mình thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây chúng tôi cho thuê các loại hình văn phòng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết văn phòng cho thuê luôn đảm bảo chất lượng, đầy đủ tiện nghi và chi phí hợp lý.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi liên quan đến quy định về quyền phủ quyết của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần. Trường hợp bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua địa chỉ sau để được hỗ trợ trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn