Trong quá trình làm việc điều người lao động qua tâm nhiều nhất chính là việc đóng thu nhập cá nhân. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn quy định về thu nhập chịu thuế và mức thuế thu nhập phải đóng của người lao động hiện nay.
Thu nhập chịu thuế của người lao động
Thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp của cá nhân vào ngân sách nhà nước để nhà nước thực hiện việc điều tiết và quản lý xã hội. Trong đó cần phân biệt thu nhập chịu thuế với thu nhập tính thuế. Có thể hiểu đơn giản cách tính thuế TNCN qua công thức sau:
Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (2)
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế (3)
Tổng thu nhập bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ.
Các khoản miễn thuế theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-BTC quy định về các khoản trợ cấp không phải tính vào thu nhập chịu thuế như trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp thôi việc, bệnh nghề nghiệp,.. Các khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ và loại bảo hiểm bắt buộc khác không phải tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC. Điều 4 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2017 cũng quy định các khoản thu nhập sau đây sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân:
- Thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho bất động sản (BĐS) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…;
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng của người lao động
Hiện nay, mức thuế suất được phân bổ dựa trên mức thu nhập tính thuế càng cao thì thuế suất càng cao. Thu nhập tính thuế/tháng đến 5 triệu đồng, mức thuế suất là 5%, trên 5-10 triệu là 10%, trên 10 đến 18 triệu là 15%,…
Các khoản giảm trừ gồm giảm trừ gia cảnh, Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc, Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 thì mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Theo đó, trình tự các bước để tính thuế thu nhập cá nhân gồm:
Bước 1: Tính tổng thu nhập: Cộng tất cả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công, phụ cấp
Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế TNCN
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo Công thức (1)
Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo Công thức (2)
Bước 6: Tính thuế TNCN phải nộp theo Công thức (3)
Ngoài tư vấn pháp lý thì Startup House chúng tôi còn có dịch vụ cho thuê văn phòng với hình thức thuê đa dạng như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Văn phòng của chúng tôi luôn được đảm bảo đem đến sự tiện nghi và chi phí thuê hợp lý cho khách hàng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thu nhập chịu thuế và mức thuế thu nhập phải đóng của người lao động. Nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn hoặc muốn sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn