Ngoài thủ tục thành lập doanh nghiệp thì thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng là một trong những thủ tục mà doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu. Đối với những ai mới khởi nghiệp, việc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhanh chóng hơn.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được lợi ích gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và văn bằng có thời hạn bảo hộ là 10 năm, doanh nghiệp có thể gia hạn nhiều lần. Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ có những lợi ích sau:
- Khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường;
- Gia tăng lòng tin và tạo được sự uy tín từ khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình;
- Doanh nghiệp được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, khai thác các lợi ích có được từ việc sử dụng nhãn hiệu như việc chuyển giao nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác;
- Doanh nghiệp được quyền hưởng bồi thường từ các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký của mình, ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức khác.
Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp
Để được bảo hộ thì nhãn hiệu của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật và chưa ai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác.
Để xem xét có ai đăng ký nhãn hiệu hay chưa, doanh nghiệp cần lên trang website của Cục Sở hữu trí tuệ là tra cứu sơ bộ. Khi xác định nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký, doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Mẫu nhãn hiệu: 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau, được trình bày rõ ràng, kích thước 8×8 cm;
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
– Biên lai nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành các thủ tục;
– Tài liệu khác liên quan (theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục Sở hữu trí tuệ. Cục sẽ tiếp nhận tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu theo các giai đoạn gồm Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu; Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu; Thẩm định nội dung.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ theo quy định pháp luật.
Có thể thấy rằng thủ tục đăng ký nhãn hiệu đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, để có chi phí thực hiện các thủ tục pháp lý thì có thể giảm thiểu các chi phí cố định liên quan đến mặt bằng, văn phòng. Bằng cách sử dụng các dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House, doanh nghiệp sẽ được lựa chọn các tiện ích về văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ với đầy đủ tiện nghi và chi phí hợp lý.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Startup House là đơn vị luôn sẵn sàng và đồng hành để hỗ trợ cho các startup khởi nghiệp có được văn phòng phù hợp nhất. Hãy liên hệ với Startup House chúng tôi để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn