Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. Vậy thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics có quyền cầm giữ hàng hóa hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Quyền cầm giữ hàng hóa của thương nhân logistics
Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại 2005 Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Về quyền cầm giữ hàng hóa, theo quy định tại khoản 1 Điều 239 Luật thương mại 200, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
Như vậy, pháp luật cho phép thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quyền cầm giữ hàng hóa nhưng phải đáp ứng điều kiện là cầm giữ với mục đích để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng và phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. Đồng thời khi cầm giữ hàng hóa thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng phải có những trách nhiệm nhất định trong việc giữ gìn, bảo quản hàng hóa.
Quyền định đoạt hàng hóa
Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Trong lúc chưa thực hiện quyền định đoạt trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;
- Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;
- Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá không còn;
- Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cầm giữ.
Tại Startup House chúng tôi còn cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các startup dịch vụ cho thuê văn phòng tiện nghi. Chúng tôi cho thuê với nhiều hình thức thuê khác nhau như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Văn phòng của chúng tôi cam kết đạt chất lượng cao, đầy đủ tiện nghi và chi phí hợp lý để khách hàng yên tâm thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Trên đây là những nội dung liên quan đến quyền cầm giữ hàng hóa của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Trường hợp bạn muốn sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi hoặc tư vấn trực tiếp để giải đáp thêm các thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được hỗ trợ tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn