Bạn đang là giảng viên đại học và có dự định mở công ty riêng nhưng không biết pháp luật có cho phép hay không. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi về việc Giảng viên đại học được phép thành lập doanh nghiệp để kinh doanh hay không?
Giảng viên đại học là viên chức
Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019 Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Theo đó, các trường đại học công lập do cơ quan nhà nước thành lập là đơn vị sự nghiệp công lập. Các giảng viên giảng dạy tại trường đại học công lập được xem là viên chức. Còn đối với các trường đại học tư do cá nhân hoặc tổ chức thành lập thì giảng viên không phải là viên chức theo quy định của pháp luật.
Giảng viên đại học được phép thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014, những đối tượng sau không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Đồng thời, tại khoản 3, Điều 14 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) cũng quy định Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”.
Như vậy, giảng viên tại đại học tư không phải là viên chức vấn có thể thành lập doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Còn đối với giảng viên đại học là viên chức tại các trường đại học công lập không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặc dù không được quản lý và thành lập doanh nghiệp, giảng viên vẫn được quyền góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đối với công ty cổ phần giảng viên chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp;
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì giảng viên không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó;
- Còn đối với công ty hợp danh thì giảng viên chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
Startup House ngoài hỗ trợ tư vấn pháp lý còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng đảm bảo uy tín và chất lượng. Tại đây có các hình thức cho thuê như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Mỗi gói văn phòng đều đảm bảo đầy đủ tiện nghi, phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quyền thành lập doanh nghiệp của giảng viên đại học. Trường hợp bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc tư vấn về dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn