Bạn không thể bỏ qua những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp để có thể thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại một trong những thành phố trọng điểm kinh tế như Hồ Chí Minh. Chuẩn bị nền tảng pháp lý bền vững cho doanh nghiệp sẽ là bàn đạp hiệu quả nhất để doanh nghiệp của bạn có thể vươn mình phát triển, cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ khác.
Xác định loại hình doanh nghiệp
Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên chính là việc lựa chọn chính xác loại hình doanh nghiệp. Tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình, bạn cần xác định cụ thể doanh nghiệp muốn thành lập thuộc loại hình doanh nghiệp nào để tập trung vào các quy định pháp lý đối với loại hình đó. Hiện tại, có 04 loại hình doanh nghiệp cơ bản bao gồm:
Đặt tên cho doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp bắt buộc phải bao gồm hai phần theo thứ tư: Loại hình doanh nghiệp = > Tên riêng. Pháp luật cho phép viết tắt loại hình doanh nghiệp theo đúng chuẩn như: “công ty TNHH”; “công ty CP”; “công ty HD”; “DNTN”; “doanh nghiệp TN”.
Cần lưu ý không được tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Xác định ngành nghề kinh doanh
Việc xác định ngành nghề kinh doanh là một trong những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp quan trọng. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đăng ký doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Bạn được phép lựa chọn kinh doanh các loại ngành nghề trong hệ thống ngành nghề kinh doanh quốc gia hiện hành. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người thành lập doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng đủ các tiêu chí mà pháp luật yêu cầu mới có thể hoạt động kinh doanh đối với những loại ngành nghề này.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuẩn bị theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định hướng dẫn chi tiết về nội dung này. Theo đó, cơ bản bạn sẽ cần chuẩn bị các loại tài liệu như:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, cổ đông
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với: chủ sở hữu doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Địa điểm đăng ký doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi đã thực hiện hết tất cả điểm lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, bạn có thể bắt đầu nộp hồ sơ của mình đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư Hồ Chí Minh để mở doanh nghiệp tại thành phố này, địa chỉ cụ thể:
- Số 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 3829 3179
Một điểm nữa trong những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh là tìm kiếm địa điểm làm trụ sở doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh. Trường hợp này để tiết kiệm tối đa chi phí, bạn có thể tham khảo các gói cho thuê văn phòng của chúng tôi trên trang https://startuphouse.vn hoặc trực tiếp liên hệ theo những thông tin dưới đây.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn