Đăng ký thiết kế bao bì sản phẩm là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để bạn có thể bảo vệ thiết kế bao bì của mình khi hoạt động trên thị trường, tránh các trường hợp đạo nhái bao bì, làm ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. Tìm hiểu kỹ hơn về cách thực hiện thủ tục đăng ký bảo vệ thiết kế bao bì ngay trong nội dung bài viết dưới đây để thực hiện thủ tục này này chính xác và hiệu quả nhất.
Nên đăng ký thiết kế bao bì dưới hình thức nào?
Để bảo hộ thiết kế bao bì của mình, bạn có thể đăng ký thiết kế sử dụng trên bao bì theo hình thức bảo hộ quyền tác giả hoặc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tùy thuộc vào chủ sở hữu, có thể lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ phù hợp nhu cầu và mục tiêu bảo hộ bộ nhận diện thương hiệu của mình.
Thủ tục đăng ký bản quyền thiết kế bao bì
Hình thức bản quyền thiết kế của bao bì
Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là: “tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.”
Thiết kế bao bì sản phẩm thông thường sẽ phải là thiết kế có tính sáng tạo, ứng dụng, thu hút khách hàng và cần được áp dụng rộng rãi. Vì vậy, đối với hoạt động đăng ký bản quyền thiết kế bao bì, bạn có thể thực hiện như thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho thiết kế bao bì
Hồ sơ đăng ký thiết kế của bao bì thương hiệu dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng yêu cầu một số tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu quy định
- Bản in mẫu bao bì thiết kế bao bì chi tiết, hoàn chỉnh
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu thiết kế thuộc sở hữu chung.
Hồ sơ cần được nộp đến Cục Bản quyền hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Bản quyền để được tiếp nhận, xử lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hợp lệ.
Thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp thiết kế bao bì
Trong trường hợp bạn cần bảo hộ chi tiết hơn đối với thiết kế áp dụng vào bao bì của thương hiệu, bạn có thể thực hiện thêm các thủ tục đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa đối tượng sở hữu công nghiệp.
Bảo hộ thiết kế bao bì dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Vì vậy, tùy thuộc vào sản phẩm sử dụng thiết kế của bao bì, bạn hoàn toàn vẫn có thể đăng ký thiết kế của bao bì dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định hướng dẫn tại khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”
Để hiểu rõ hơn về các thực hiện thủ tục đăng ký thiết kế bao bì trong từng trường hợp cụ thể, bạn hãy tham khảo thêm thông tin pháp lý hiện hành tại những bài viết khác của chúng tôi trên trang https://startuphouse.vn. Trường hợp cần được hỗ trợ từ luật sư chuyên môn, hãy trao đổi trực tiếp thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn