Ngày nay tự mình đứng ra kinh doanh đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Vậy khi cá nhân kinh doanh có phải đăng ký hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây nhé!
Cá nhân kinh doanh có phải đăng ký kinh doanh?
Theo khoản 1 Điều 3 c, những hoạt động thương mại không cần đăng ký kinh doanh gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ…
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP) thì hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Theo đó, nếu cá nhân kinh doanh những hoạt động thương mại nhỏ lẻ được quy định ở trên sẽ không phải đăng ký kinh doanh.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh ở trên thì sẽ phải làm thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Cá nhân lựa chọn đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau để thành lập gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phụ lục I Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Một số giấy tờ khác tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Cá nhân nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Sau khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trong quá trình mở công ty cần lưu ý đến việc lựa chọn trụ sở công ty. Bạn cần lựa chọn trụ sở có địa điểm rõ ràng, không thuộc khu chung cư để ở và nên có vị trí ở trung tâm thành phố để thu hút khách hàng. Đến với dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House chúng tôi, bạn sẽ được thuê các loại văn phòng đầy đủ tiện nghi, ở vị trí trung tâm thành phố, hình thức thuê đa dạng như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ. Văn phòng của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, phục vụ được nhu cầu sử dụng của bạn và chi phí thuê hợp lý.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi cá nhân kinh doanh có phải đăng ký hay không. Trường hợp cần hỗ trợ thủ tục thành lập công ty hoặc thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn