Pháp luật quy định quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị giới hạn bởi một số yếu tố nhất định. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn các trường hợp bị giới hạn quyền SHTT theo quy định của pháp luật.
Giới hạn quyền SHTT
Các tổ chức, cá nhân khi sở hữu tài sản trí tuệ có thể đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ bởi quy định của pháp luật thì họ cũng sẽ bị giới hạn quyền trong phạm vi nhất định. Cụ thể theo quy định tại Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009) giới hạn quyền sở hữu trí tuệ gồm các trường hợp sau:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
Ngoài ra, đối với quyền sở hữu công nghiệp pháp luật đã quy định một số trường hợp nhất định quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân sẽ bị hạn chế từ Điều 132 đến Điều 137 Luật Sở hữu trí tuệ. Trong đó, Theo quy định của Luật này, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:
- Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
- Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm: Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.
- Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị các yếu tố trên hạn chế quyền của mình, một số hạn chế thường gặp đối với quyền sở hữu công nghiệp như là Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước, Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,…
Ngoài việc hỗ trợ tư vấn pháp lý về luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ thì Startup House chúng tôi còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng. Tại đây chúng tôi cho thuê đa dạng các hình thức tiện nghi và hiện đại như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp dịch vụ văn phòng cho khách hàng với chất lượng tốt nhất và giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các trường hợp bị giới hạn quyền SHTT theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp bạn có nhu cầu thuê văn phòng hoặc cần được giải đáp các thắc mắc pháp lý liên quan, hãy gọi điện ngay cho Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được các chuyên viên tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn