Bảo hộ nhãn hiệu của mình là vấn đề mà doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn. Để bảo hộ tốt cho nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp cần phải biết các yếu tố như thế nào được xem là tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để nhãn hiệu được bảo hộ thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời nhãn hiệu đó cũng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu bị coi là tương tự gây nhầm lẫn
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP) quy định các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:
- Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
- Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
Nếu bạn đang có nhu cầu thuê văn phòng mới, hãy liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng có đầy đủ tiện nghi, chi phí hợp lý và hình thức thuê đa dạng như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Bạn có thể lựa chọn văn phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình để tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các yếu tố được xem là tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành. Để giải đáp thêm các thắc mắc pháp lý của bạn hoặc tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn. Thông tin liên hệ:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn