Khi mở doanh nghiệp thì việc khó nhất thường là đăng ký ngành nghề kinh doanh. Các ghi ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp như thế nào là đúng quy định pháp luật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Hiện nay, có thể chia ngành nghề đăng ký kinh doanh thành 3 nhóm chính: (1) Ngành nghề tự do kinh doanh; (2) Ngành nghề kinh doanh có điều kiện; (3) Ngành, nghề kinh doanh bị cấm.
Nhóm ngành nghề tự do kinh doanh là những ngành nghề không thuộc loại ngành nghề kinh doanh bị cấm và ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh những ngành nghề này mà không phải xin phép hay đáp ứng điều kiện cụ thể.
Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà chủ thể kinh doanh phải đáp ứng một số điều kiện do pháp luật quy định thì mới được cấp phép kinh doanh. Những điều kiện kinh doanh được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành, chủ yếu là các điều kiện về mức vốn tối thiểu, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề,…
Nhóm ngành, nghề kinh doanh bị cấm là những ngành nghề pháp luật không cho phép kinh doanh tại Việt Nam. Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh những ngành nghề này thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật. Một số ngành nghề cấm như kinh doanh ma túy, kinh doanh mại dâm,…
Cách ghi ngành nghề kinh doanh
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống này chia là 05 cấp kinh tế cơ bản từ cấp 1 đến cấp 5, đánh mã số riêng cho từng ngành, nghề kinh doanh hiện hữu. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành tra cứu mã ngành và đăng ký các ngành nghề trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Cụ thể cách lựa chọn mã ngành và cách ghi như sau:
- Thông thường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với những ngành nghề không rõ chi tiết, doanh nghiệp sẽ thường ghi chi tiết, cụ thể lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh;
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không liệt kê trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và các điều kiện kinh doanh với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Ngoài nắm rõ quy định về cách ghi ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp cũng cần nắm các quy định liên quan đến trụ sở doanh nghiệp. Lựa chọn được trụ sở doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định hơn. Khi sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House, doanh nghiệp sẽ được cung cấp các gói thuê văn phòng mới nhất và tiện nghi nhất hiện nay như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi cách ghi ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Để được hỗ trợ giải đáp thêm thắc mắc hoặc tư vấn dịch vụ cho thuê văn phòng, liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua địa chỉ sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn