Logo là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm, dịch vụ của một công ty với các công ty khác trên thị trường. Vậy đăng ký bảo hộ logo và nhãn hiệu khác nhau như thế nào hay có điểm gì giống nhau hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Đăng ký bảo hộ logo
Logo là biểu tượng, dấu hiệu nhận diện của doanh nghiệp và dùng để phân biệt các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Logo của doanh nghiệp có thể đăng ký dưới hai hình thức là đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả hoặc đăng ký bảo hộ theo hình thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Nếu logo bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả, logo chỉ cần đáp ứng các điều kiện là được định hình dưới hình thức vật chất như thể hiện trên giấy, bảng vẽ, tệp trong điện thoại, máy tính, có tính nguyên gốc do chính tác giả sáng tạo dựa vào hoạt động lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Logo khi đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả được xem như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục.
Quyền tác giả phát sinh tự động bởi theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả không cần đăng ký với cơ quan nhà nước mà vẫn được bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm của mình. Quyền tác giả không bảo hộ nội dung nên thời gian thẩm định đơn đăng ký nhanh và dễ dàng được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả đối với logo. Tuy nhiên cơ chế bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay chưa được chặt chẽ so với bảo hộ nhãn hiệu, dễ xảy ra hành vi sao chép, xâm phạm quyền tác giả.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác.
Khi bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì logo đó được bảo hộ cả nội dung và hình ảnh thể hiện, chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sở hữu nhãn hiệu, có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Do đó, thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu lâu hơn do phải đảm bảo nhãn hiệu có khả năng phân biệt, không được trùng hoặc nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký và nhiều điều kiện khác.
Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu cũng vì thế mà chặt chẽ hơn so với bảo hộ quyền tác giả, pháp luật cũng có quy định xử phạt nghiêm ngặt đối với những hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải nộp phí thẩm định, cấp bằng, phí gia hạn để duy trì thời hạn của văn bằng bảo hộ.
Như vậy, đăng ký bảo hộ logo nếu dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ giống với thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu bảo hộ logo dưới hình thức quyền tác giả thì sẽ thực hiện đăng ký với Cục bản quyền tác giả. Mỗi hình thức bảo hộ có ưu nhược điểm riêng, để bảo hộ tốt nhất cho logo, nhãn hiệu của mình thì doanh nghiệp nên bảo hộ dưới cả hai hình thức.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây, doanh nghiệp sẽ được lựa chọn các loại hình thức thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ với chất lượng tốt nhất, đầy đủ tiện nghi cần thiết và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về sự khác nhau giữa đăng ký bảo hộ logo và nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành. Để được hỗ trợ thêm về các dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ với Startup House qua địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn