Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua việc thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Vậy doanh nghiệp FDI theo Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Khái niệm doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay không có định nghĩa rõ ràng về loại hình doanh nghiệp FDI. Luật Doanh nghiệp 2020 không đưa ra khái niệm về doanh nghiệp FDI, trong Luật Đầu tư 2020 thì có đề cập đến Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).
Theo đó, có thể hiểu doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI theo luật Doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp để thành lập như: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, CTCP, công ty hợp danh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm các bước sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với CTCP.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký Kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp nhận được hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của CTCP;
- Góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc 2 trường hợp trên.
Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần của CTCP từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của thành viên công ty TNHH để trở thành thành viên của công ty TNHH;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định ở trên.
Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi, chất lượng đảm bảo, hình thức cho thuê đa dạng như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tốt nhất.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về doanh nghiệp FDI theo Luật Doanh nghiệp 2020. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được hỗ trợ tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn