Hiện nay hành vi làm giả hàng hóa thương hiệu nổi tiếng xảy ra tràn lan. Vậy những hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu có được xem là hàng giả hay không theo quy định của pháp luật hiện hành? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Quy định về hàng giả
Về định nghĩa hàng giả, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, hàng giả theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP bao gồm các loại hàng hóa sau:
- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu có được xem là hàng giả
Hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu là hàng giả
Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2006 (sửa đổi, bổ sung 2009) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý. Trong đó:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
- Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ và hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa theo quy định của Nghị định 98/2020/NĐ-CP có cùng dấu hiệu là làm giả nhãn, bao bì hàng hóa. Tuy nhiên có sự khác nhau, đó là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là đối với hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Còn hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì chỉ cần dấu hiệu là làm giả nhãn hàng hóa, giả mạo các thông tin trên bao bì,…Như vậy, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được xem là hàng giả, nhưng hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì thì chưa chắc là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu mà nhãn giả mạo đó phải là nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ.
Startup House ngoài việc giải đáp các thắc mắc pháp lý, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Chúng tôi luôn đảm bảo khách hàng sẽ nhận được văn phòng đầy đủ tiện nghi và chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi liên quan tới hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu và hàng giả. Trường hợp bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn được tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn