Khi ký kết các loại hợp đồng, thông thường chúng ta thường không để ý đến việc có phải công chứng, chứng thực. Vậy đối với hợp đồng thuê trụ sở văn phòng có cần công chứng, chứng thực hay không?
Các loại hợp đồng cần công chứng
Trước đây, theo quy định cũ tại Điều 492 Bộ luật Dân sự 2005 Hình thức hợp đồng thuê nhà ghi rõ: Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tuy nhiên, khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ 01/07/2020 đã bãi bỏ điều này. Hiện nay BLDS 2015 chỉ còn quy định một số trường hợp phải công chứng như Hợp đồng trao đổi tài sản, Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Còn đối với trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Theo đó, Bộ luật dân sự không quy định việc Hợp đồng thuê văn phòng phải công chứng chứng thực.
Hợp đồng thuê văn phòng không cần công chứng
Hợp đồng về nhà ở sẽ được điều chỉnh bởi quy định của Luật Nhà ở. Theo đó, tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà 2014 ở quy định các trường hợp hợp đồng về nhà ở phải công chứng, chứng thực là các trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Tuy nhiên, không phải mọi hợp đồng về nhà ở đều phải công chứng, chứng thực. Tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định về các trường hợp không phải công chứng, chứng thực gồm: trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì Hợp đồng thuê văn phòng không thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực. Các bên có thể tự do ký kết, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm văn phòng mới cho doanh nghiệp của mình, hãy đến với dịch vụ cho thuê văn phòng của Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp các dịch vụ cho thuê tiện nghi như dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra, bạn sẽ được chúng tôi cam kết về tính pháp lý của hợp đồng thuê văn phòng, đăng ký trụ sở kinh doanh và các điều kiện chất lượng, chi phí văn phòng tốt nhất cho bạn.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về vấn đề liên quan tới công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê văn phòng. Để lựa chọn được văn phòng phù hợp nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House hoặc liên hệ để tư vấn thêm về các thủ tục pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn, liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn