Trong quá thực hiện HĐLĐ không tránh khỏi những tình huống khiến hợp đồng lao đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn hậu quả pháp lý khi HĐLĐ vô hiệu một phần hoặc toàn bộ.

HĐLĐ vô hiệu toàn bộ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật lao động 2019, HĐLĐ vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

  • Toàn bộ nội dung của HĐLĐ vi phạm pháp luật;
  • Người giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật lao động
  • Công việc đã giao kết trong HĐLĐ là công việc mà pháp luật cấm.

Quy định về xử lý hậu quả của HĐLĐ vô hiệu toàn bộ, Điều 10, 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp 1: Xử lý HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ: 

  • NLĐ và NSDLĐ ký lại HĐLĐ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Nếu quyền, lợi ích của mỗi hên trong HĐLĐ không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của NLĐ được thực hiện theo nội dung HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu;
  • Nếu HĐLĐ có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của HĐLĐ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
  • Thời gian NLĐ làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của NLĐ cho NSDLĐ để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Trường hợp không ký lại HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
  • Thực hiện chấm dứt HĐLĐ;
  • Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Trường hợp 2: Xử lý HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của HĐLĐ vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong HĐLĐ là công việc mà pháp luật cấm

  • NLĐ và NSDLĐ giao kết HĐLĐ mới theo đúng quy định của pháp luật.
  • Trường hợp hai bên không giao kết HĐLĐ mới thì:
  • Thực hiện chấm dứt HĐLĐ;
  • NSDLĐ trả cho NLĐ một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn NLĐ làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu. Thời gian làm việc của NLĐ để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu xác định theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
  • Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các HĐLĐ trước HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu có.
Hậu quả pháp lý khi HĐLĐ vô hiệu một phần hoặc toàn bộ

Hậu quả pháp lý khi HĐLĐ vô hiệu một phần hoặc toàn bộ

HĐLĐ vô hiệu một phần

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật lao động 2019 HĐLĐ vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần như sau:

  • NSDLĐ và NLĐ tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.
  • Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi HĐLĐ được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và NSDLĐ có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho NLĐ tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu.
  • Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
  • Thực hiện chấm dứt HĐLĐ;
  • Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt HĐLĐ được thực hiện theo khoản 2 Điều 9;
  • Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
  • Thời gian làm việc của NLĐ theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian NLĐ làm việc cho NSDLĐ để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

Startup House ngoài việc giải đáp các thắc mắc pháp lý, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Chúng tôi luôn đảm bảo khách hàng sẽ nhận được văn phòng đầy đủ tiện nghi và chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Trên đây là trình bày của chúng tôi về hậu quả pháp lý khi HĐLĐ vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn được tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn tốt nhất:

STARTUP HOUSE

Email: [email protected]