Trong quan hệ lao động, thỏa ước lao động tập thể là gì và có giá trị như thế nào trong doanh nghiệp? Để tìm hiểu vấn đề này mời bạn tham khảo bài bài viết sau nhé!
Thỏa ước lao động tập thể là gì?
Theo khái niệm được quy định tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012, Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Theo khái niệm trên, thỏa ước lao động có bản chất tương tự như một hợp đồng lao động. Trong đó thỏa ước là thỏa thuận giữ tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động như: điều kiện làm việc, thỏa thuận về mức lương, phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, xử lý kỷ luật lao động, các chế độ thưởng, chế độ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… Sự khác biệt ở đây là thỏa ước đại diện cho tập thể người lao động thỏa thuận các điều kiện lao động với doanh nghiệp.
Thỏa ước gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định. Nội dung thỏa ước không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Giá trị của thỏa ước với doanh nghiệp
Thứ nhất, hợp đồng lao động là cơ sở để thiết lập thỏa ước. Còn thỏa ước là căn cứ pháp lý để các bên thiết lập, điều chỉnh quan hệ hợp đồng lao động.
Người lao động trước tiên sẽ ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, thỏa thuận về các điều kiện làm việc. Sau đó, khi đã hình thành nên một tập thể lao động, tập thể này có nhu cầu được thỏa thuận với doanh nghiệp để tất cả người lao động đều được hưởng quyền lợi như sau. Từ đó, thỏa ước ra đời, văn bản này trở thành cơ sở để điều chỉnh quan hệ hợp đồng lao động và xây dựng những điều khoản hợp đồng lao động được ký kết sau này. Theo đó, thông qua thỏa ước quyền và nghĩa vụ các bên, đặc biệt là của người lao động được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng cùng với một cơ chế đảm bảo thực hiện trên cơ sở cam kết phù hợp với điều kiện, khả năng của các bên.
Thứ hai, thỏa ước là nguồn pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp lao động. Không chỉ quy định về các quyền, nghĩa vụ của người lao động và doanh nghiệp, thỏa ước còn thỏa thuận về các tranh chấp lao động phát sinh và cách xử lý tranh chấp. Nội dung của thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của luật lao động phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại doanh nghiệp. Khi thỏa ước có hiệu lực thì nội dung của nó mang tính quy phạm với các bên. Khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào thỏa ước để xem xét các giá trị pháp lý của quan hệ tranh chấp và lấy đó làm căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Như vậy, việc ký kết thỏa ước giúp doanh nghiệp cụ thể hóa những quy định của Bộ luật lao động áp dụng phù hợp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp mình, tránh việc quy định những điều kiện trái với quy định pháp luật. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có cơ sở của riêng công ty để xác lập quan hệ lao động và bảo vệ quyền lợi của các bên.
Startup House chúng tôi ngoài việc hỗ trợ tư vấn pháp lý, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Chúng tôi luôn đảm bảo khách hàng sẽ nhận được văn phòng đầy đủ tiện nghi và chất lượng dịch vụ tốt nhất với chi phí tiết kiệm.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thỏa ước và giá trị của nó đối với doanh nghiệp. Trường hợp bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn được tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn