Thẩm quyền ký kết hợp đồng trong doanh nghiệp là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng. Vậy có được ký hợp đồng nhân danh công ty nếu không phải là người đại diện theo pháp luật hay không?
Quy định về người đại diện theo pháp luật
Căn cứ quy định tại Điều 13 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động mà pháp nhân thực hiện. Mỗi công ty thường có một người đại diện theo pháp luật, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thẩm quyền ký kết hợp đồng trong doanh nghiệp khi không phải là người đại diện
Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có thể là là chủ sở hữu công ty, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải ký rất nhiều loại hợp đồng khác nhau và người đại diện pháp luật không thể dành thời gian để ký kết hết tất cả các loại hợp đồng.
Do đó, để một người không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có thể thông qua cách người đó nhận ủy quyền đại diện từ người đại diện theo pháp luật để ký kết hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trong nội dung ủy quyền phải ghi rõ người nhận ủy quyền được thẩm quyền ký kết những loại hợp đồng nào. Tránh trường hợp người đại diện vượt quá thẩm quyền đại diện.
Như vậy, một người không phải đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vẫn có thể có nhân danh công ty ký kết hợp đồng nếu họ được ủy quyền và phạm vi ủy quyền cho phép họ ký kết hợp đồng đó. Cần lưu ý khi ký kết với những người không phải đại diện pháp luật của công ty thì họ phải có giấy ủy quyền hoặc quyết định bổ nhiệm ký kết hợp đồng từ người có thẩm quyền để chứng minh rằng họ có đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng nhân danh công ty.
Startup House chúng tôi không chỉ giải đáp các thắc mắc pháp lý mà còn cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng đảm bảo uy tín và chất lượng trên thị trường. Chúng tôi cung cấp các hình thức cho thuê văn phòng hiện đại, tiện nghi như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Khách hàng sẽ luôn được đảm bảo nhận được văn phòng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi liên quan tới thẩm quyền ký kết hợp đồng của người không phải là đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn được tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng, hãy liên hệ ngay với Startup House chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn