Khi thành lập doanh nghiệp, một trong những vấn đề mà nhiều người bận tâm chính là việc làm sao đặt tên doanh nghiệp được hay và đúng quy định pháp luật. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải biết quy định pháp luật về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:
Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn
Tên doanh nghiệp gồm hai thành phần là Tên loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Pháp luật doanh nghiệp quy định không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Cụ thể, tên doanh nghiệp bị coi là trùng khi tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. Về các trường hợp tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký có thể là: Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;…
Ngoài ra, doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Điều cấm trong đặt tên khi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục
Doanh nghiệp không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cho doanh nghiệp mình. Điều này nhằm giữ gìn văn hóa và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp cũng quy định không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.
Theo đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Nếu doanh nghiệp đặt tên vi phạm điều cấm thì Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Trụ sở chính doanh nghiệp là thành phần không thể thiếu để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ của Startup House. Tại đây, doanh nghiệp sẽ có được văn phòng phù hợp với doanh nghiệp mình một cách nhanh chóng, đầy đủ tiện nghi và chi phí hợp lý.
Trên đây là những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp mà các startup khi muốn thành lập doanh nghiệp cần phải lưu ý. Doanh nghiệp muốn đặt tên doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn của mình đồng thời đúng các quy định pháp luật thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các luật sư giàu kinh nghiệm. Đồng thời, doanh nghiệp muốn nhanh chóng có trụ sở chính tiện nghi thì có thể liên hệ trực tiếp với Startup House chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn dịch vụ thuê văn phòng tốt nhất hiện nay, liên hệ ngay với Startup House qua hotline hoặc email sau:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn