Trong quá trình thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình. Hãy cùng Startup House tìm hiểu các quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp qua bài viết sau đây nhé!
Ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Theo đó, có thể chia ngành nghề đăng ký kinh doanh thành 3 nhóm chính: (1) Ngành, nghề kinh doanh bị cấm; (2) Ngành nghề kinh doanh có điều kiện; (3) Ngành nghề tự do kinh doanh.
Nhóm ngành, nghề kinh doanh bị cấm như: kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Kinh doanh pháo nổ;… được quy định tại Luật Đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp không được phép kinh doanh những ngành nghề này, nếu phát hiện thì tổ chức, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật.
Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề pháp luật quy định một số điều kiện nhất định thì doanh nghiệp mới được cấp phép kinh doanh. Những điều kiện kinh doanh có thể là về mức vốn tối thiểu, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, điều kiện cơ sở sản xuất, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự,… Các điều kiện khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường liên quan đến tiêu chuẩn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, công bố sản phẩm,… Ví dụ khi muốn kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng.
Nhóm ngành nghề tự do kinh doanh là những ngành nghề không thuộc loại ngành nghề kinh doanh bị cấm và ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề kinh doanh đó có thể nằm trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hoặc không nằm trong danh sách đó.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
Khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì bạn phải tiến hành đăng ký mã ngành tương ứng với ngành nghề mà doanh nghiệp dự định tiến hành hoạt động kinh doanh. Đây là nội dung doanh nghiệp bắt buộc phải có trong đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp và nội dung điều lệ. Căn cứ quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì ngành nghề kinh doanh được mô tả trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và ghi nhận trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi nhận ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp tra cứu mã ngành và đăng ký các ngành nghề trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nếu doanh nghiệp đăng ký những ngành nghề không liệt kê trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và các điều kiện kinh doanh với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định liên quan đến ngành nghề kinh doanh, đồng thời là các quy định về trụ sở doanh nghiệp. Bởi lẽ có những ngành nghề kinh doanh còn có điều kiện về cơ sở sản xuất, trụ sở doanh nghiệp và địa điểm được tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp nên nhờ luật sư tư vấn hoặc sử dụng các dịch vụ cho thuê văn phòng. Tại Startup House, doanh nghiệp sẽ được cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ. Khi sử dụng các dịch vụ trên, doanh nghiệp sẽ được tư vấn để có được trụ sở doanh nghiệp đầy đủ tiện nghi, vừa tiết kiệm các chi phí và đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Để được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến dịch vụ cho thuê văn phòng, liên hệ ngay với Startup House chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn