Doanh nghiệp khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thường lựa chọn thành lập địa chỉ kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn về thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khái niệm
Địa điểm kinh doanh được xác định là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể và địa điểm kinh doanh chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo mà không có chức năng đại diện theo ủy quyền như văn phòng đại diện hay chi nhánh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể đặt địa điểm kinh doanh bên ngoài trụ sở chính của công ty và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp để mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Tuy nhiên, Nghị định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã có sự mở rộng hơn, địa điểm kinh doanh không còn bắt buộc phải đặt trong cùng một tỉnh, thành phố với trụ sở chính mà cho phép doanh nghiệp có thể đặt trụ sở của địa điểm kinh doanh tại những tỉnh thành khác nhau.
Lập địa điểm kinh doanh với thủ tục như thế nào?
Để mở địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành thông báo đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh cũng tương tự với việc đặt địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính, tuy nhiên nơi nộp thông báo sẽ khác nhau. Cụ thể theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau: Mã số doanh nghiệp; Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh; Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh; Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh; Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh;
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKKD.
Bước 2: Nộp hồ sơ thông báo đăng ký địa điểm kinh doanh
Nếu đặt địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính, bạn nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng tỉnh với trụ sở chính.
Nếu đặt địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính, bạn nộp hồ sơ về Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh, không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh cho bạn.
Khi doanh nghiệp lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính hay chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì có thể thuê văn phòng tại các tòa nhà ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc kinh doanh. Startup House là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng, chúng tôi có nhiều hình thức thuê khác nhau như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng. Startup House luôn cam kết đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, đảm bảo sẽ cung cấp văn phòng đầy đủ tiện nghi và với chi phí hợp lý cho bạn.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Để được hỗ trợ thực hiện các thủ tục trên hoặc muốn tư vấn thêm về dịch vụ cho thuê văn phòng, bạn có thể liên hệ với Startup House chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn