Việt Nam là quốc gia nông nghiệp phát triển với sản lượng nông sản hàng đầu khu vực. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, việc thành lập doanh nghiệp thực phẩm để kinh doanh tại thị trường Việt Nam là xu hướng được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thủ tục pháp lý cần thực hiện để thành lập loại hình doanh nghiệp thực phẩm ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp thực phẩm là gì?
Doanh nghiệp thực phẩm hiểu đơn giản là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thực phẩm như: Sản xuất, chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, phân phối thực phẩm…
Cần lưu ý đối với hoạt động thành lập doanh nghiệp thực phẩm, ngoài việc tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật, doanh nghiệp của bạn còn cần thực hiện các thủ tục khác xin cấp phép đảm bảo điều kiện hoạt động đối với loại hình ngành nghề kinh doanh này.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp thực phẩm
Thủ tục thành lập doanh nghiệp thực phẩm phải thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cụ thể, bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký phù hợp và nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp thực phẩm
Bạn có thể thành lập doanh nghiệp thực phẩm dưới các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Việc lựa chọn loại hình kinh doanh cần dựa trên các yếu tố nền tảng của doanh nghiệp sẵn có, cũng như về chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài của mỗi nhà đầu tư. Hiện tại, có 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại thị trường Việt Nam bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực phẩm
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp về cơ bản yêu cầu các loại tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, cổ đông
- Các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư…
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều kiện kinh doanh doanh nghiệp thực phẩm
Hoạt động kinh doanh thực phẩm là ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì vậy các doanh nghiệp thực phẩm trước hết cần phải đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh tiếp tục thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu hơn về thủ tục thành lập doanh nghiệp thực phẩm. Để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, bạn nên tham khảo thêm những quy định pháp lý liên quan khác về doanh nghiệp tại những bài viết trên trang https://startuphouse.vn của chúng tôi.
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn