Trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều thay đổi liên quan đến nội dung đã đăng ký kinh doanh trước đây. Doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện thủ tục thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh, vậy khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có cần nộp lại bản điều lệ doanh nghiệp?
Các trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP) quy định về các trường hợp thay đổi doanh nghiệp phải thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp. Các trường hợp thay đổi gồm:
- Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
- Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
- Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như: thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, mức vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, thành viên góp vốn,…
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có bản điều lệ doanh nghiệp?
Thủ tục thay đổi nội dung có phải nộp lại bản điều lệ doanh nghiệp?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);
- Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của của công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);
- Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của công ty. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
Theo đó, trong hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh không yêu cầu nộp lại bản điều lệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh, bổ sung những điều khoản mới vào điều lệ của công ty theo quyết định mà doanh nghiệp đã ban hành.
Tuy nhiên trừ trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì sẽ phải nộp lại bản điều lệ mới theo quy định tại Điều 25 Nghị định 75/2018/NĐ-CP. Doanh nghiệp có thể chuyển đổi giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau, ví dụ từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công ty cổ phần,…
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Startup House ngoài tư vấn về pháp lý, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng có uy tín và chất lượng trên thị trường. Tại đây chúng tôi cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng với hình thức thuê đa dạng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ, văn phòng đảm bảo đầy đủ tiện nghi cần thiết để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải nộp lại bản điều lệ mới trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đối với các thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh khác không cần phải nộp điều lệ mới. Trường hợp bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu thuê văn phòng tại Startup House, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn