Những năm gần đây nhượng quyền không còn quá xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu điểm và nhược điểm của hoạt động nhượng quyền, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
Ưu điểm của hoạt động nhượng quyền
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Thông qua khái niệm trên có thể thấy ưu điểm nổi bật nhất của hoạt động nhượng quyền chính là mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất. Đồng thời, doanh nghiệp nhượng quyền có thể phí nhượng quyền và vẫn đảm bảo hệ thống của mình được kiểm soát.
Đối với bên nhượng quyền hay còn gọi là chủ thương hiệu, họ sẽ giảm chi phí phát triển thị trường, tạo dựng được hệ thống thương hiệu liên kết mạnh ở khắp mọi nơi, trên nhiều quốc gia khác nhau.Doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.
Đối với bên nhận nhượng quyền, khi thương hiệu đã có uy tín trên thị trường thì họ sẽ không phải tốn công quảng bá thương hiệu, giảm thiểu các chi phí và rủi ro do cho việc phải đầu tư một thương hiệu mới. Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động được chuẩn hóa theo quy chuẩn của bên nhượng quyền, họ sẽ được đào tạo, huấn luyện, quản lý kinh doanh và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng bộ. Ngoài ra, tùy theo sự thỏa thuận của hợp đồng nhượng quyền mà họ được hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động nhượng quyền
Nhược điểm của nhượng quyền
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm được đưa ra từ hoạt động nhượng quyền, bên cạnh đó vẫn có những rủi ro nhất định. Cụ thể như sau:
Đối với bên nhượng quyền, khi cho phép nhượng quyền thì họ phải chấp nhận rủi ro có khả năng mất quyền kiểm soát đối với cơ sở nhận nhượng quyền do sự xa cách về mặt địa lý, khác biệt văn hóa, tôn giáo,.. Bên cạnh đó là sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh hoặc việc thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó. Nếu không quản lý tốt thì hoạt động không kém của một đơn vị nhận nhượng quyền cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, gây mất lòng tin ở khách hàng.
Đối với bên nhận nhượng quyền, ngoài việc phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu, thông thường họ sẽ còn phải trả nhiều khoản phí hằng năm khác nhau. Do phải đảm bảo quy trình, tổ chức theo khuôn khổ sẵn có của bên nhượng quyền sẽ làm bên nhận nhượng quyền không phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Bên nhận nhượng quyền chỉ đang giúp thương hiệu của bên nhượng quyền lớn mạnh và có thể chia sẻ rủi ro khi thương hiệu của bên nhượng quyền gặp vấn đề.
Nếu bạn đang có nhu cầu thuê văn phòng thì có thể liên hệ với Startup House chúng tôi. Tại đây bạn sẽ được cung cấp văn phòng chất lượng tốt nhất, đầy đủ tiện nghi và vị trí thuận lợi. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp nhiều hình thức thuê văn phòng khác nhau như cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng họp theo giờ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về ưu điểm và nhược điểm của hoạt động nhượng quyền. Nếu bạn cần được hỗ trợ chi tiết hơn về dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House hoặc giải đáp thêm các thắc mắc pháp lý khác, liên hệ ngay với Startup House qua thông tin sau để được tư vấn tốt nhất:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn