Hiện nay người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chiếm số lượng khá lớn và để được làm việc hợp pháp thì họ phải có giấy phép lao động. Nếu người nước ngoài lao động không có giấy phép lao động thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Quy định về giấy phép lao động của người nước ngoài
Để được làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2012, bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
- Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp:
- Là thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Là thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
- Là trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
- Vào Việt Nam dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ;
- Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không xử lý được;
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
- Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Là học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam (Người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh);
- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nếu người nước ngoài không thuộc trường hợp không phải xin giấy phép lao động quy định ở trên thì họ phải thực hiện thủ tục xin giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xử lý không có giấy phép lao động
Nếu người nước ngoài lao động tại Việt Nam mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nêu rõ mức xử phạt vi phạm liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau: Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng đối với lao động nước ngoài có một trong các hành vi:
- Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép;
- Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép đã hết hiệu lực.
Ngoài ra, người lao động nước ngoài còn bị trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép theo quy định của pháp luật hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài việc tư vấn pháp lý thì Startup House còn có dịch vụ cho thuê văn phòng tại vị trí trung tâm thành phố. Văn phòng của chúng tôi được trang bị đầy đủ nội thất, hình thức thuê phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Bạn sẽ luôn được đảm bảo cung cấp văn phòng chất lượng với chi phí thuê hợp lý.
Như vậy, người nước ngoài lao động vi phạm quy định về giấy phép thì bị xử phạt hành chính và trục xuất khỏi Việt Nam. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng tại Startup House, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp:
STARTUP HOUSE
Email: phu.ngo@startuphouse.vn